変なゲーム♪

変。異常な出来事,社会的な事件が起こること。政変や動乱などが発生することなど。

2017年12月

Bố ạ! Bố từng hỏi con: "Con nghĩ gì về bố của mình." Ngay đó, con đã không cất lên được câu trả lời vì con sợ, sợ bố sẽ buồn mà không dám nói. Hôm nay con sẽ lấy hết can đảm và dám mãnh dạn nói ra những tâm tư tình cảm của mình còn khúc mắc trước đây.

Con cảm ơn bố vì bố đã đã đưa con đến với cuộc đời này và con thật tự hào khi được làm con của bố. Con nghĩ mình may mắn và hạnh phúc biết bao khi có bố ở bên cạnh. Con đã chứng kiến đã có rất nhiều người ở ngoài kia đã không còn có bố, bị bố bỏ rơi, không nhận hay chưa từng biết mặt bố mình là ai. Họ luôn ao ước, khao khát có một người bố ở bên. Con cảm ơn bố thật nhiều vì đã cho con một gia đình hạnh phúc và đủ đầy. Nhìn những cuộc chia ly, sự tan vỡ gia đình đầy đau xót của các bạn mà con thấy mình thật sung sướng và mãn nguyện. Con cảm ơn bố vì đã đổ bao giọt mồ hôi mặn chát, giọt nước mắt ngấn lệ để có được miếng cơm manh áo nuôi chị em con ăn học. Bao đêm bố đã thức trắng đêm để làm việc cật lực, không ngừng nghỉ. Cảm ơn, cảm ơn vô cùng sâu sắc về nghĩa sinh thành của bố, vất vả nuôi dưỡng chị em con nên người. Công lao này như trời như bế, cả cuộc đời làm con này có lẽ cũng không đủ để đền ơn sự to lớn ấy. Ca dao xưa đã nói quả là không sai "Công cha như núi Thái Sơn." Nó to lớn, hùng vĩ và hiên ngang vô cùng. Cảm ơn bố đã ở bên bảo vệ và che chở cho chị em con. Cảm ơn bố đã coi con là con của bố. Cảm ơn tấm lòng hi sinh cao cả của bố dành cho chị em con. Có lẽ cảm ơn, cảm ơn mãi không đủ hết đâu bố nhỉ? Nó cao và hùng vĩ đến mức con không thể nhìn thấy điểm đến của nó.

Trong lòng con, luôn có một lời suy nghĩ dành cho bố. Xin lỗi vì những lúc con đã khiến bố buồn, đau lòng và cả thất vọng nữa. Đứa con gái bé bỏng này đã khiến những giọt mắt ngậm ngùi của bố rơi, đã khiến lòng và trái tim bố như bị ai cứa nhát dao vậy. Một sự thất vọng tràn trề làm sao khi con mình sinh ra mà lại bảo nó không nghe, quyết theo ý kiến của mình để đấu tranh đi theo môn VĂN. Một môn con hằng yêu thích và say đắm nó. Dù ước nguyện của bố và gia đình là Tiếng Anh. Rồi cả những lúc học tập của con xuống dốc, tụt lùi một cách trầm trọng nữa. Xin bố vì con mà khiến bố đã già và khổ đi rất nhiều.Bao công việc vất vả, nhọc nhằn đều do đôi tay bố gánh vác. Tóc ngày một bạc trắng dù tuổi bố chưa đầy bốn mươi, đôi bàn tay bố đã chai sạn dần, trán đã lấp đầy nếp nhăn, tấm lưng ngày một đau và mỏi. Dạ dày ơi! Tao hận mài, sao này nỡ để cho bố tao thức trắng đêm vì những con đau mà mài hành hạ? Xin lỗi bố thật nhiều khi con đã bướng bỉnh, cãi lại lời bố. Con xin lỗi bố vì nhiều lúc chính con đã vô ơn với bố, chỉ nghĩ cho bản thân mình mà thôi. Nói lời xin lỗi bao nhiêu đây cho đủ hả bố? Bố cao cả đến vậy mà con không nhận ra, vẫn mắc những sai lầm lớn. Thật đáng xỉ nhục bố nhỉ?

Bố à! Con thật lòng rất xin lỗi bố, cho dù bố cho con là đứa con bất hiếu hay nói thế nào đi chăng nữa con cũng nhận. Đó là con nhận ra lòng mình chưa đủ dũng mạnh để có thể nói nên lời: "Con yêu bố." Con chỉ đủ tự tin nói lời cảm ơn và xin lỗi chân thành nhất với bố nhưng không thể nói yêu. Bởi với con yêu là một quá trình dài, là thời gian để tạo ra sự gắn kết, sợ dây vô hình nối giữa hai trái tim với nhau. Cũng giống như khi ta tìm hiểu người bạn đời của nhau vậy: Yêu, hiểu nhau thì nới thành đôi được chứ. Với con cũng vậy, không thể cất lên từ "Yêu" vì hai trái tim giữa bố va con chung một dòng máu nhưng lại bị tách đôi. Cái sự yêu thương, ấm áp của người cha dành cho con có lẽ vẫn vô vô hình với con. Dẫu biết rằng con đã phải xa bố mười năm trời, một khoảng thời gian dài đằng đẵng.

Nhưng bố biết không? Cái sáng hôm đó, con đang mơn man trong giấc ngủ thần tiên, bỗng bên tai con cất lên câu nói: "Dậy thôi con, bố đã đi rồi con ạ." Con bàng hoàng hoàng tỉnh dậy và hỏi: "Bố đã đi đâu vậy mẹ? " Rồi mẹ giải thích cho con hiểu, một cảm giác hụt hẫng tột cùng mơn man trong người con. Lúc đó, con chỉ mới có 2 tuổi rưỡi thôi nhưng nó vẫn đọng lại trong lòng con đến tận bây giờ đấy bố ạ. Và có một điều kì diệu xảy ra, mọi khi đi oto con rất say xe vậy mà cái hôm tiễn bố ra sân bay, con không hề say chút nào.

Lúc bố lên máy bay, mọi người khóc nức mở, đặc biệt là mẹ và bà nội. Con cũng vậy, cũng òa lên mà khóc dù trong suy nghĩ non nớt ấy không hiểu hết mọi chuyện gì đang xảy ra và chỉ có cảm giác trống vắng bên mình mà thôi. Đó, con còn nhỏ tuy chưa hiểu những cảm nhận được mọi chuyện đấy bố à, nó khác xa với những gì bố nói: "Trẻ con đâu hiểu chuyện gì."

Nửa năm sau đó, mẹ cũng đi. Con bắt đầu làm quen với cuộc sống mới chỉ có ông bà ngoại ở bên. Con thích nghi rất nhanh, không quấy khóc đòi bố, đòi mẹ. Khi ai hỏi con, có nhớ bố mẹ không, con vẫn trả lời là: Cháu bình thường ạ! Cái 'bình thường" ấy không phải sự vô cảm, vô tâm mà con muốn cho bố mẹ an tâm làm việc, không phải suy nghĩ nhiều cho con. Con là đứa bé kiên cường và độc lập. Tuy sâu thẳm trong trái tim con, một nỗi nhớ nhung vẫn nảy nở, hằng đêm thao thức mong ngóng gặp bố mẹ, mơ về cái ngày gia đình đủ đầy, hạnh phúc khi xưa. Chỉ cần nghe giọng bố mẹ qua những cuộc điện thoại thôi là con đã vui như muốn nhảy cẫng lên rồi.

Nhưng thật phũ phàng! Mẹ ngày nào cũng gọi thường xuyên, tranh thủ nghỉ lúc nào là gọi. Còn bố? Có lẽ 10 năm, những cuộc gọi ấy chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều khi con còn quên cả giọng của bố. Thậm chí, gì Út lúc đó vẫn ở bên nước ngoài còn gọi về cho con nhiều hơn là bố. Đến năm con học lớp 3, mẹ có về nước sinh em bé được khoảng 1 tháng rưỡi rồi lại đi. Trước lúc đi, cả nhà ai cũng xót xa, khóc vì thương em mình còn quá nhỏ, khuyên mẹ ở lại đùng đi. Nhưng vì tương lai của chúng con phía trước, mẹ vẫn quyết tâm đi. Vậy mà bố đâu có thấu hiểu được. Đáng nhẽ ra thứ hai mẹ mới bay, vậy mà chủ nhật bố đã nằng nặc đòi mẹ bay trước, sang với bố. Chúng con chỉ ở bên một có một ngày nữa thôi, thời gian như gió thoảng mà nó quan trọng, thiêng liêng biết nhường nào. Con lại phải chúng kiến sự rời xa, chia ly đầy đau xót thêm một lần nữa, bố có biết không?

Ba năm sau, cả hai bố mẹ về nước. Nghe tin mà con vui mừng khốn xiết, nhảy cẫng lên, hét thật to. Cái ngày ra sân bay đón bố mẹ tưởng chừng như là ngày vui nhất đã trờ thành ngày đen tối nhất của con. Thấp thỏm chờ đợi, thấy bố mẹ là con chạy ào tới tặng hoa. Mẹ cầm nói cảm ơn rồi bế em. Còn bố? Trước lúc gặp con nghĩ sẽ được một cái ôm ấm áp, cái hôn nhẹ nhàng sau bao nhiêu năm xa cách. Nhưng lại không, bố chẳng thèm quan tâm để ý. Con đưa hoa, bố quệt tay làm hoa rơi xuống đất, nhìn vào khoảng trống, cười khẩy một cái. Chứng kiến cái hình ảnh ấy mà tim con như nặng trĩu sắp rơi xuống, không tin vào mắt mình vậy.

Con không thể nói lời yêu bố vì bố đã yêu tiền hơn yêu chúng con. Tiền quý giá, quan trọng thật đấy nhưng liệu có đủ mua bán tình cảm cha con không bố? Bố bảo cho con nhà cao cửa rộng, ăn sung mặc sướng bằng chúng bằng bạn. Viên mãn thật đấy nhưng nó 'lạnh" lắm bố à! Lạnh run người cửa tình cảm gia đình như vậy còn có ý nghĩa gì nữa không bố? Khuyết danh đã từng nói: "Nơi lạnh giá nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương." Lạnh của môi trường, khí hậu dù có khắc nghiệt tới đâu cũng không đánh sợ và kinh khủng bằng tình yêu thương bị đóng băng. Con cần là sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm ân cần từ bố như bao những người làm bố khác, chứ đâu cần mấy thứ đó. Bởi giàu nghèo không quan trọng, trước nghèo bằng nỗ lực, ý chí, năm bắt thời cơ vươn lên ta vẫn có thể giàu được mà. Người ta nghèo nhưng trong cái nghèo ấy vẫn có một sự hạnh phúc vô cùng bởi tình yêu thương của cha lẫn mẹ.

Bố chỉ có chăm chú vào tivi, điện thoại chứ đâu có bao giờ hỏi han con đôi lời. Bao giờ bố hỏi con là con thích ăn gì? Ăn có ngon không? Bố có thể tự tay nấu cơm cho con, hỏi han chuyện học hành và tâm sự, chia sẻ với con như một người bạn chưa? Hay chỉ là một gánh nặng với bố, trưa con đi học 11-12h mới về, bố ở nhà. Vậy mà khi con hỏi bố nấu cơm chưa, bố lại bảo: "Tao là chủ, chỉ có phụ nữ mới cân vào bếp". Con tưởng cái định kiến xưa cũ: "Trọng nam khinh nữ" đã không còn tồn tại trong một xã hội phát triển, văn minh và công bằng nữa chứ bố? Vậy tạo sao nó vẫn hoành hành ở gia đình mình?

Khi một người bác, cũng là đối tác làm ăn của bố hỏi rằng: Anh đi làm, vậy vợ con nhà liệu có phản đối? Bố đã trả lời mà con như bị xát muối vào vậy: "Em thà bỏ chết vợ con chứ không bỏ được tiền anh à!" Bố ham tiền đến vậy sao? Vậy con, mẹ và em - những người đứng đằng sau, là hậu phương vững chắc cho sự nghiệp của bố mà dám "bỏ chết" sao? Họ đang là gì trên danh nghĩa của bố?

Và cũng chỉ vì đồng tiền mà ông bà, anh em máu mủ ruột thịt mâu thuẫn với nhau. Chú gì Út sống với ông bà, bố lại bảo rằng: "Chú có tiền không mà sống ở đây?" Sao lúc nào bố cũng chỉ nghĩ đến tiền mà không nghĩ tới những người xung quanh mình vậy hả bố? Chỉ vì câu nói đó mà khiến chú gì chuyển nhà, anh em từ mặt nhau. Rồi ngay cả khi ông bà khuyên bảo bố làm ăn bố lại cho rằng: "Ông bà không có tiền thì không có quyền." Một đồng tiền mà đánh đổi cả người thân gia đình mình thế sao? Thật tàn nhẫn!

Con không thể thốt lên từ "yêu" vì bố đã gây nên bạo lực gia đình. Điều kinh khủng và ám ảnh nhất trong cuộc đời con. Chì vì bố muốn lao theo đồng tiền nhưng quá sa đà, làm cạn kiệt tài sản gia đình, mẹ ngăn cản, khuyên bảo bố lại bạo lực sao? Trước đây con chưa từng chứng kiến hoặc quá nhỏ để lưu lại trong kí lức. Sống suốt 10 năm trời cùng ông bà, con chưa từng nghe và thấy từ "BẠO LỰC" bao giờ. Vậy mà khi bố mẹ trở về điều đó lại xảy ra. Bố đập bình nước, đập tấm kính bàn suýt nữa vào đầu con, may là con tránh kịp và sứt xát ở chân. Rồi còn định tẩm xăng, dầu đốt nhà nữa. Chứng kiến cảnh ấy không chỉ con khóc, mẹ khóc, bà khóc mà ngay cả em Cu 2 tuổi cũng đứng nép vào góc tường mà òa lên khóc nức nở. Nó sợ và kinh hãi, sợ tất cả những gì diễn ra xung quanh nó với một trái tim đầy non nớt. Đêm ấy, bố còn bắt mẹ viết đơn ly hôn nếu không cho bố làm ăn nữa. Sao chỉ vì chuyện làm ăn mà con và em con phải chứng kiến và chịu những lời đay nghiến của bố nữa. Bố không thể cho chúng con một tuổi thơ bình yên, trong trỏe, vui tươi thay vì một tuổi thơ đầy nước mắt được hả bố. Con biết rằng 10 năm xa cách, tình cảm có thể phai nhưng trong con là giọt máu đào của bố. Sao cứ để cái đen tối, bi kịch của cuộc đời chiếm lĩnh cái suy nghĩ ngây thơ, trong sáng của con vậy. Con không đủ tự tin vực dậy đế nói lời "yêu" bố vì những lời nói của bố như những nét dao đâm thấu tim con vậy. Con khen bát canh cua bà nấu ngon, bố cho rằng là thách thức và nói rằng: "Tao muốn bóp chết mày ngay từ bé". Vậy con đang sống trên đời này, trong gia đình của bố có nghĩa lí gì? Con cảm thấy sự đau đáu xen lẫn tủi nhục vô cùng.

Rằm tháng bảy, các bá từ Hà Nội về chơi khen: "Dạo này lớn quá rồi". Bố lại cho con một nhát đâm nữa: "Không biết đó có phải con của mình không nữa?" Nghe câu nói đó mà con bàng hoàng, cứ nghĩ là nhầm. Bố sinh ra con, con mang dòng máu của bố vậy mà bố lại nghi ngờ con như vậy sao? Lòng con nó xoắn lại đau như cắt vậy.

Đó là những dòng trải suy nghĩ của con về bố. Bố biết không, bao ngày tháng qua, trong giấc mơ, giấc ngủ, con luôn mơ thấy những đồng tiền mà con gọi chúng là "những con ma thâm độc", hình ảnh bố ném tấm kính và văng vẳng bên tai những câu nói, lời nói cảu bố nữa. Ám ảnh vô cùng! Con luôn đau khổ, nghĩ ngợi, rơi vào trạng thái stress, nhiều khi tiêu cực dồn cao còn nghĩ về cái chết. Thật may, cô giáo và các bạn trong đội tuyển văn luôn ở bên động viên, an ủi, tiếp thêm cho con sực mạnh chống cự với mọi bão tố đường đời. Những người mà bố cho rằng không đủ niềm tin bằng bố đã cứu đứa con gái của bố từ hố sau đấy. Họ đã ở bên con, thay cho một người cha bảo vệ, che chở cho con. Và đã mắc nợ họ một " ân tình" không biết bao giờ mới trả hết. Bố à!Nếu con được ban cho một điều ước, kể cả đánh đổi mạng sống của mình,bố biết con sẽ ước gì không? Ước một ngày con được cảm nhận tình cha nó ấm áp, thiêng liêng và hạnh phúc ra sao? Ước một ngày con người không mơ tưởng về tiền, coi nó là công cụ kiếm sống, dành cả trái tim, một lòng hướng về gia tình của mình. Nơi đó có những đứa con thân yêu và người vợ thảo hiền. Chỉ một ngày thôi- một ngày thôi cũng được để cảm nhận và nghĩ suy. Để khi nói về bố, có thể nói về đúng bố của mình chứ không phải bố trong mơ mộng, bố của người khác nữa. Bố bảo con lớn rồi không thể yêu như các em bé được. Thế là cứ lớn rồi là không được yêu thương nữa sao, lớn rồi là tình cha con nguội lạnh sao? Cái quãng thời gian con cần bố mẹ nhất thì bố mẹ phải đi xa vì sự mưu sinh của cuộc sống, bây giờ hưởng lại liệu muộn quá không bố? Con người ta lập gia đình rồi vẫn về nhõng nhèo, nũng nịu bên ba mình mà. Ruột thịt khó tách rời vậy mà hai chúng ta lại dễ dàng như vậy sao?

Bố ạ! Con rất mong qua những dòng tâm sự trải lòng ngắn ngủi này, bố sẽ hiểu hơn về con, sẽ cho bố một câu trả lời vì sao con luôn tránh mặt bố, không thể gần gũi với bố như mẹ hoặc ông bà. Vì con sợ, sợ những lời nói từ bố, sợ xảy ra những vụ bạo lực gia đình. Mong rằng hai trái tim ta đừng khác máu tanh lòng nữa. Những đòn roi của mẹ không làm con đau mà chính lời nói, bạo lực của bố khiến con bị tổn thương. Con hi vọng rằng một ngày nào đó, bố và con có thể yêu thương và hạnh phúc khi ở bên nhau để con có cơ hội cất lên tiếng nói từ lòng mình: "Con Yêu Bố!"

Dòng thư con đã dài và xin khép lại tại đây. Bố ở xa nhớ giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ nhé! Mong rằng bố sẽ hiểu được suy nghĩ và tình cảm của con, yêu thương và quan tâm chị con em nhiều hơn nữa. Hãy là nười bố tuyệt với nhất trong mắt của chúng con!

幻想神域 RMT

Mẹ mua quà cho hai chị em bao giờ tôi cũng được chia phần gấp đôi nhưng tôi vẫn không lấy làm hài lòng, tôi luôn bắt mẹ đặt quà trước mặt cho tôi tùy ý lựa chọn phần của mình trước, tôi thường nhìn ngắm rất kỹ, cầm lên đặt xuống đến cả chục lần xong tôi mới quyết định lấy phần nào, sau đó chị mới được lấy phần còn lại. Nhiều khi tôi tỏ ra hỗn láo với chị, tôi cầm phần quà còn lại ném vào chị. Vậy mà chị vẫn nhẫn nhịn. Tôi nhận quà và ăn quà rất nhanh, trong khi chị ăn rất từ tốn và thường để dành lại một phần và phần còn lại đó chị cất đi dành để dỗ tôi, khi tôi hờn dỗi những lúc chỉ có hai chị em ở nhà. Phải nói tôi và chị tính tình trái ngược nhau chẳng khác gì "thiên thần và ác quỷ". Chị hiền lành, nhường nhịn và chăm sóc tôi rất chu đáo mỗi khi bố mẹ vắng nhà...

Tôi nhớ ngày tôi học cấp 1 thường bị mấy thằng con trai ngổ ngáo chặn đường bắt nạt. Tôi ức lắm nhưng không làm gì được liền về mách với chị, vậy là từ đó chị luôn đưa đón tôi đi học vì trường của chúng tôi ở liền sát nhau chỉ cách một bức tường. Chị luôn thủ sẵn trong ba lô một khúc gậy. Lần nào cũng vậy chị đưa tôi vào tận lớp và dặn tôi:

- Trưa em cứ đứng ở cổng bảo vệ chờ chị sang đón, không được về trước nhớ chưa?

Buổi học cuối tuần hôm đó, tôi được về sớm vậy là tôi ùa theo đám bạn chạy về mà không chờ chị đến đón. Đi được một quãng thì gặp mấy thằng con trai vẫn hay bắt nạt tôi, vừa nhìn thấy tôi một thằng trong bọn lao đến chặn ngay trước mặt quát:

- A con ranh sao chị mày hôm nay đâu mà để mày đi một mình thế này? Muốn sống đưa chúng tao hộp bút màu của mày, không tao đánh chết bây giờ !

Vừa nói nó vừa sấn sổ giằng lấy ba lô của tôi, thấy vậy bọn bạn của tôi sợ chạy tán loạn, tôi cố níu kéo chiếc ba lô mà không giữ nỗi, ba thằng đã cướp được và chúng lục tung các thứ trong ba lô, vứt hết sách vở của tôi ra đường, đến lúc đó thì tôi chỉ còn biết khóc, để mặc cho chúng lục lọi lấy gì thì lấy. Bốn thằng đang hăm hở, khoái chí chia nhau hộp bút vẽ của tôi thì từ xa chị tôi lao tới, với tất cả sức mạnh của mình chị lao vào thằng lớn nhất với cú đấm như trời giáng vào giữa mặt nó, khiến nó ngã ngửa, ba thằng kia chưa kịp hiểu ra điều gì thì đã bị chị khua gậy đập loạn xạ, kèm những cú đấm, cú đá ào ào khiến cho thằng nào thằng nấy tối tăm mặt mũi, ngã lăn quay hết ra đường. Chị thét lớn:

- Chúng mày đã bao lần bắt nạt em tao, hôm nay tao phải cho chúng mày biết thế nào là bị bắt nạt.

Những cú vụt vun vút, bốn thằng kia khóc váng trời, van xin rối rít. Lúc đó chị mới ngừng tay và ra lệnh:

- Chúng mày thu hết sách vở cho vào ba lô cho em tao, nhớ tìm cho đủ, thiếu thứ gì tao sẽ không tha. Nói rồi chị túm cổ thằng lớn nhất lôi đứng dậy và quát:

- Em tao nó làm gì nên tội mà bao lần chúng mày bắt nạt đánh nó, lấy đồ của nó. Giờ mày muốn gì?

- Dạ chúng em chót dại xin chị tha cho chúng em, từ giờ chúng em không dám thế nữa.

Ba thằng còn lại vừa khóc vừa thu dọn đồ đạc cho vào ba lô cho tôi. Chị quát hỏi:

- Chúng mày thu dọn đủ chưa? Có thiếu gì không? Muốn sống thì xin lỗi em tao ngay!

- Bốn thằng vừa lau nước mắt, vừa lúng búng xin lỗi hai chị em tôi.

Vừa lúc đó thì cô hiệu trưởng của tôi đi xe đến, thấy chúng tôi như vậy cô dừng xe và quát:

- Này em kia sao em lại đánh các em nhỏ thế này?

- Thưa cô chính lũ này nó đã bắt nạt em cháu trước. Cô xem bốn thằng lớn lộc ngộc thế này đã nhiều lần chặn đường đánh em cháu và cướp đồ của em cháu. May mà hôm nay cháu đến kịp để giải cứu cho em cháu đấy. – Chị tôi rắn rỏi trả lời.

- Tôi không biết phải trái thế nào chỉ biết em lớn mà đánh các em bé thế là không được. Mời các em quay lại trường làm việc.

Vậy là chị em tôi cùng bốn thằng kia phải quay lại phòng hội đồng. Cô giáo cho lập biên bản và mời gia đình lên. Nhưng chị tôi cũng dõng dạc nói với cô hiệu trưởng:

- Cô có dám cam đoan với cháu rằng em của cháu sẽ không bị bắt nạt như thế này không? Còn nếu không, cháu sẽ vẫn đánh những kẻ nào bắt nạt và đánh em cháu!

Cô hiệu trưởng sững người trước câu hỏi của chị. Và rồi sự việc đó được cho qua, từ đó tôi cũng thoát được cảnh bị bắt nạt. Tôi không ngờ chị tôi bình thường hiền lành là thế mà hôm đó chị cũng hung dữ tợn. Chẳng khác gì gà mẹ xù lông bảo vệ gà con vậy! Lại có phen con chó mực nhà lão Thất lao như bay từ cổng ra cắn tôi, tôi hoảng loạn hét lên, đúng lúc nguy khốn đó, chị đã vơ vội cành củi khô bên đường xông ra chắn ngang con chó, khiến nó mất đà lao vọt xuống mương, tôi thì thoát nạn còn chị bị nó xô ngã xước hết cánh tay. Chị thương tôi là thế, chu đáo, chăm lo cho tôi là thế. Tí tuổi đầu chị đã phải thay mẹ lo cơm nước, giặt rũ và trông coi tôi để bố mẹ đi làm... Còn tôi lại khác, tôi luôn đanh đá cãi lại chị và tranh giành tất cả mọi thứ của chị. Tôi nghĩ ra đủ cách để vu cho chị các tội khiến mẹ tưởng thật. Nhiều lần chị bị đánh oan. Những lúc thế tôi thấy hả hê lắm...Đến nay nhiều khi nghĩ lại tôi không hiểu sao khi đó tôi còn bé tẹo mà đã nghĩ ra được những mưu mô tàn độc như thế với chị! Chị hiền lành và cam chịu, bao lần bị mẹ đánh mông, đùi sưng tím bởi mẹ tôi vốn tính rất dữ đòn nghe tôi tố không cần hỏi han gì cả, mẹ vớ được cái gì đánh chị túi bụi bằng thứ đó. Chị chỉ biết ôm mặt khóc cho đến khi không thể khóc được nữa thì chị nín. Phải nói tuổi thơ của chị tôi phải sống những ngày vui ít, buồn nhiều, trong đó có nhiều chuyện do tôi gây nên.

Năm chị 18 tuổi do gia đình khó khăn, học hết lớp 12 chị ở nhà giúp bố mẹ việc đồng áng. Công việc nhà nông vất vả quanh năm, hết cày bừa, cấy hái lại làm cỏ bón phân, hầu như chị không được ngơi tay mấy khi. Có chị đỡ đần bố mẹ tôi cũng đỡ phần vất vả và kinh tế gia đình nhờ thế mà cũng bớt khó khăn. Chị vẫn chỉn chu mọi việc gia đình từ việc đồng áng đến nấu ăn, giặt giũ... những ngày nông nhàn chị còn chạy chợ buôn bán rau quả giúp gia đình có thêm thu nhập. Nhanh nhẹn, nết na như vậy nên nhiều gia đình có con trai lớn trong làng đều để ý và nhắm chị làm dâu vậy là chưa tròn 20 tuổi chị đã lấy chồng. Ngày chị về nhà chồng, vì nhà nghèo bố mẹ tôi cũng chẳng hề có gì làm của hồi môn cho chị. Nhìn chị lủi thủi bước theo đoàn người đón dâu về nhà chồng, mắt ngấn lệ trong một chiều đông giá lạnh... mẹ tôi cũng không cầm lòng được, tiễn chị ra khỏi cổng, mẹ vụt chạy vào buồng ôm mặt òa khóc nức nở... không hiểu sao lúc đó tôi cũng bật khóc theo. Bữa cơm những ngày sau đó trở nên vắng heo. Bố mải miết và cơm cốt cho xong bữa, mẹ tôi thẫn thờ nhìn vào chiếc ghế đầu mâm nơi chị thường ngồi xới cơm cho cả nhà mỗi ngày rồi nước mắt lại lã chã rơi...mẹ lấy làm ân hận bởi trước kia đã có nhiều hành xử không công bằng và gây tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần cho chị. Điều này cũng khiến tôi có đôi chút day dứt trong lòng. Hơn hai tháng sau ngày cưới, vợ chồng chị đưa nhau về chơi. Trời cuối đông, gió bấc thổi vun vút, chị vẫn mặc chiếc áo dạ hồng đã cũ. Thấy chị về mẹ mừng rỡ vội vã giục bố bắt gà mổ thịt làm cơm. Vẫn như mọi khi, chị vào bếp nấu ăn chỉ một loáng mâm cơm đã được dọn lên. Có lẽ từ ngày chị đi làm dâu hôm ấy nhà tôi mới có một bữa cơm đoàn viên vui đến vậy... mẹ hỏi han chị đủ điều khiến bố phải nhiều lần cắt ngang lời mẹ:

- Gớm sao em hỏi con nhiều thế? Để con nó ăn đã nào. Vừa nói bố vừa chọn miếng thịt ngon nhất gắp cho chị, bố không quên gỡ bỏ da gà trước khi bỏ vào bát chị. Thấy vậy chị bảo bố:

- Ôi ! Bố mặc con tự nhiên, bố mẹ và em cũng gắp ăn đi chứ ạ!

Rồi chị chọn gắp cho tôi và mẹ. Cử chỉ thật thân thương. Bữa ăn diễn ra chậm dãi và rất ấm cúng. Hầu như ai cũng chỉ muốn nói chuyện là chính. Sau bữa ăn chị kéo tôi ra sau chái bếp, chị nhẹ nhàng bảo tôi:

- Em giờ cũng đã lớn rồi, hai năm nữa là thi vào Đại học, ở nhà em chịu khó học hành, lúc rảnh em hãy giúp bố mẹ lo cơm nước, giặt rũ và những việc vặt. Em cần phải học làm mọi thứ chứ đừng nên ỷ nại vào bố mẹ. Em có làm được như vậy chị mới yên lòng. Trước chị ở nhà, chị lo giúp em được, giờ chị không thể giúp em được nữa.

- Vâng em biết rồi. Chị cũng phải sông tốt nhé, có thế cả nhà mới yên tâm được. Từ khi chị lấy chồng, bố mẹ cũng buồn vì nhớ chị. Thi thoảng chị về cho bố mẹ vui. Em xin lỗi chị vì em mà chị đã bao lần bị oan ức. – Tôi bỗng thấy thương chị và ân hận vì bao năm qua đã đối xử không tốt với chị, ngần ngữ một lát tôi nói tiếp:

- Chị tha thứ cho những điều không phải em đã gây ra cho chị suốt bao năm qua chị nhé! Em thật ích kỷ và tham lam . Em xin lỗi chị! – Nói đến đây tôi ôm choàng lấy chị mà nức nở!

Chị ôm chặt tôi vào lòng và nói trong tiếng nấc:

- Ôi em gái của chị! Em lớn thật rồi! Em không phải suy nhĩ gì cả, mình là chị em mà. Chị rất thương em và bố mẹ. Muốn ở mãi với gia đình, nhưng quy luật là vậy chị không thể làm khác được. Mai ngày em rồi cũng như chị sẽ có gia đình riêng. Mong là chúng mình sẽ yên ấm hạnh phúc.

Tiễn chị ra về trong màn sương giá lạnh lúc chiều tà cả nhà lưu luyễn mãi nơi đầu ngõ! Như một linh cảm chả lành mà cả gia đình tôi không ngờ tới đó là lẫn cuối cùng chúng tôi gặp chị.

Mấy tháng sau vợ chồng chị tôi theo người quen lên biên giới Lạng Sơn làm ăn. Mấy lần chị gọi điện về nói rằng vợ chồng chị lên đây làm thuê, ngày ngày chở hàng qua biên giới cho chủ, tối về nhà trọ. Công việc tuy vất vả nhưng tiền nong kiếm được cũng khá hơn làm ruộng ở nhà. Mẹ tôi nghe chị kể vậy nhưng mẹ không vui, mẹ lo lắng bảo chị nên thu xếp để về nhà, làm lụng, tuy vất vả nhưng an toàn, lại gần gia đình bố mẹ. Nhưng chị bảo hiện hai vợ chồng còn son rỗi, chịu khó vài ba năm kiếm lấy lưng vốn rồi sẽ về.

Thấm thoắt đã đến hè. Mùa mưa lũ đến và điều chúng tôi không ngờ tới đã xảy ra. Trong một lần đi lấy hàng, mưa to, lũ quét ập đến, chị cùng 5 người trong đoàn người gánh hàng khi vượt suối đã bất ngờ gặp cơn lũ quét, cả toán người bị lũ cuốn trôi. Mãi 3 ngày sau người ta mới tìm thấy thi thể chị! Ngày chôn cất chị, mẹ tôi Bà nằm liệt hàng tuần lễ, Bà nằm liệt hàng tuần lễ, Bà nằm liệt hàng tuần lễ, Bà nằm liệt hàng tuần lễ, Bà nằm liệt hàng tuần lễ, ngất lên, ngất xuống nhiều lần! Bà nằm liệt hàng tuần lễ, không còn biết gì.

Tôi cũng đau đớn vô cùng khi biết rằng mình đã vĩnh viễn mất đi người chị yêu quý, người chị luôn sả thân vì tôi. Nhìn những kỷ vật còn lại của chị và tấm chân dung chị chụp riêng trước ngày cưới, gương mặt thanh thoát nhưng ánh mắt u buồn càng làm tôi nhớ chị khôn nguôi ! Tôi thầm gọi chị ơi! Ở nơi xa nào đó chị hãy tha thứ cho mọi lỗi lầm của em! Chị hãy thanh thản chị nhé. Nước mắt tôi nhạt nhòa, khóc không thành tiếng.
FF14 RMT

ゲーム開発者の団体IGDA(International Game Developers Association)とは異なり高度な専門家や影響力を持つ人々が集まるNCGPでは、ゲーム業界からの意見を統一して政府に提供し、ゲームに関する法律や方針が適切に発展していくのを支援します。また、その第一歩として民間資金のシンクタンク「NCGP ITK」およびゲーム業界初の自主規制組織「NCGP SRO」を設立しています。

「NCGP ITK」ではゲームのあらゆる分野の専門家からなるグループの一員として役割を果たし、業界全体を代表するよう務め、政策立案者が証拠に基づく決定を下すために必要な情報を提供します。「NCGP SRO」では精神的にも肉体的にも、何らかの形で公共意識を傷つけた企業を調査し、法的措置をとることで悪質なゲーム会社から消費者を守ります。

このページのトップヘ